Giun – Sán trên thú cưng

Bệnh do giun móc

  • Nguyên nhân
  • Bệnh do ký sinh trùng thuộc họ Ancylostomatidae, ký sinh trong ruột non của chó và một số loài ăn thịt, gồm một số loài sau: Ancylostoma caninum, Ancylostoma braziliense, Uncinaria stenocephala.
  • Vòng đời của các loài trên đều phát triển trực tiếp, không cần có sự tham gia của ký chủ trung gian.
  • Triệu chứng: Chó thiếu máu, niêm mạc nhợt nhạt, gầy còm, suy nhược, bỏ ăn, ói mửa liên tục, tiêu chảy có máu và dịch nhầy.
  • Bệnh tích: Có nhiều giun cắm sâu vào niêm mạc ruột non ở đoạn không tràng, gây viêm ruột cata, loét hoặc xuất huyết chảy máu. Giun hút máu và làm chảy máu nên chó thiếu máu trầm trọng và gầy còm.
  • Chẩn đoán: Dựa vào triệu chứng lâm sàng kết hợp với xét nghiệm phân tìm trứng giun móc theo phương pháp phù nổi với nước muối bão hoà.
  • Hỗ trợ Điều trị
  • Ivermectin, doramectin, Menbendazole, Fenbendazole…
  • Chó con dễ bị tái nhiễm nên được cho uống hàng tháng trong 6 tháng đầu. Chó lớn xổ 2- 3 lần/năm.

Bệnh do giun đũa

  • Nguyên nhân: Trên chó thường bị nhiễm hai loài: Toxocara canis và Toxascaris leonina. Cả hai loài này đều ký sinh ở ruột non của chó và các loài thú ăn thịt khác.
  • Triệu chứng: Chó mất tính thèm ăn, thiếu máu gầy còm, ói mửa có lẫn cả giun, lông xù, bụng to. Những triệu chứng này thường thấy trên chó dưới 2 tháng tuổi
  • Bệnh tích: Ruột to hơn bình thường, bên trong chứa nhiều giun, có khi tắc ruột hoặc vỡ ruột, làm tắc ống dẫn mật và vỡ ống dẫn mật. Niêm mạc ruột viêm cata, xuất huyết.
  • Chẩn đoán: Dựa vào triệu chứng lâm sàng kết hợp với xét nghiệm phân tìm trứng giun đũa bằng phương pháp phù nổi với nước muối bão hòa.
  • Hỗ trợ Điều trị
  • Ivermectin, Doramectin, Menbendazole, Fenbendazole…
  • Chó con dễ bị tái nhiễm nên được cho uống hàng tháng trong 6 tháng đầu. Chó lớn xổ 2- 3 lần/năm.

Bệnh do sán dây

  • Nguyên nhân: Trên chó thường nhiễm hai giống DipylidiumDiphyllobothrium.
  • Triệu chứng: Khi chó  nhiễm nhẹ không thấy triệu chứng xuất hiện, khi  nhiễm nặng triệu chứng sẽ xảy ra ở dạng cấp tính như: ói mửa, giảm ăn, kiệt sức, chậm lớn, tiêu chảy, có triệu chứng thần kinh.
  • Bệnh tích: Ruột loét, xuất huyết, đầu sán bám sâu vào niêm mạc ruột làm viêm và chảy máu, viêm dạ dày xuất huyết.
  • Chẩn đoán
  • Dựa vào triệu chứng lâm sàng
  • Xét nghiệm phân tìm đốt sán theo phương pháp lắng gạn.
  • Hỗ trợ Điều trị
  • Biaverm thành phần gồm hai hợp chất Niclosamide và Levamisol. Thuốc dạng viên, mỗi viên cho 5 kg thể trọng.
  • Những khu vực có nhiễm Dipylidium Taenia hydatigena nên định kỳ xổ giun 2 - 4 lần trong 1 năm.

Bệnh do giun tóc

  • Nguyên nhân: Chó chủ yếu nhiễm hai loài Trichocephalus vulpis Trichocephalus georicus.
  • Triệu chứng: Chó nhiễm nhẹ không biểu hiện rõ triệu chứng. Khi nhiễm nặng chó gầy còm, thiếu máu, tiêu chảy phân có lẫn máu. Độc tố do Trichocephalus tiết ra làm cho nhung mao ruột và các tế bào biểu mô ruột mất đi tính cấu tạo và bị phân hủy.
  • Bệnh tích: Manh tràng có nhiều giun bám vào, giun cắm sâu vào niêm mạc ruột gây loét to bằng hạt đậu xanh. Khi nhiễm nặng manh tràng xuất huyết màu đỏ hoặc hồng sậm.
  • Chẩn đoán: Dựa vào triệu chứng lâm sang. Tìm trứng bằng phương pháp phù nổi.
  • Hỗ trợ Điều trị
  • Menbendazole: 60 – 100 mg/kgP, cho ăn hoặc uống.
  • Fenbendazole: 50 mg/kgP, cho ăn hoặc uống.
  • Exotral (niclosamide + levamisole), 1 viên/5kgP. Chó con dễ bị tái nhiễm nên được cho uống hàng tháng trong 6 tháng đầu. Chó lớn xổ 2-3 lần/năm.

Bệnh do giun tim

  • Bệnh do Dirofilaria immitis gây ra, ký sinh ở động mạch phổi, động mạch chủ và tim của chó.
  • Để gây bệnh, cần có vật chủ trung gian là muỗi, ve và bọ chét. Muỗi hút máu hút cả ấu trùng (Microfilaria) vào ống Malpigi, sau 10 ngày trở thành ấu trùng cảm nhiễm (L3), sau đó chuyển lên vòi của muỗi và khi hút máu con khác, ấu trùng sẽ vào theo và chuyển về tim, động mạch phổi sau 85-120 ngày, sau đó phát triển thành giun trưởng thành mất 8-9 tháng. Giun có thể sống trong cơ thể chó 3-5 năm
  • Triệu chứng: Khi nhiễm nặng chó khó thở, kiệt sức, thiếu máu, viêm thận, viêm bàng quang, nước tiểu có máu. Phù thủng và rối loạn hoạt động của tim.
  • Chẩn đoán
  • Chẩn đoán lâm sàng: chủ yếu dựa vào độ tuổi (chưa gây bệnh ở chó nhỏ hơn 8 tháng tuổi) và triệu chứng lâm sàng kết hợp với lấy máu tươi soi tìm ấu trùng.
  • Chẩn đoán phòng thí nghiệm: xét nghiệm máu tìm ấu trùng theo phương pháp tập trung, Witness HW, X-quang,
  • Hỗ trợ Điều trị: Cho chó uống Aspirin 10mg/kg P/ngày, liên tục trong 10 ngày để chống tắc mạch. Sau đó cho uống Levamisol 25-30mg/kg P/ngày, uống liên tục trong 10-20 ngà. Trị ấu trùng cảm nhiễm dùng Ivermectin 0,05 mg/kg P